Hai quả thận của con người có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Thông thường con người có thể mất 50% số đơn vị thận mà vẫn sống một cách bình thường. Do đó người này có thể cho người khác một quả thận. Tuy nhiên, nếu mất trên số lượng đơn vị thận này, tình trạng suy thận sẽ bắt đầu.
- Thận có thể chết đi, tạm ngưng hoạt động hoặc không thể hoạt động được vì lý do mắc bệnh lý nào đó. Nếu chỉ tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn và được điều trị đúng, kịp thời, thận sẽ hoạt động trở lại.
- Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
Nguyên nhân
- Bệnh tiểu đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh… Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.
- Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.
- Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc…
- Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận… là các bệnh thường gặp ở Việt Nam nếu không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.
- Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.
- Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.
- Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ… vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.
- Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…
- Tuổi cao.
Triệu chứng
- Thông thường thì người bệnh nhân không có triệu chứng gì cả cho đến khi chức năng của thận chỉ còn khoảng 10-15%. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không biết là mình bị yếu thận. Những triệu chứng người bệnh nhân có thể cảm thấy gồm có ói mửa, biếng ăn, mệt mỏi, phù thủng tay chân, cao áp huyết, và ngứa ngáy toàn cơ thể. Một số bệnh nhân sẽ có huyết niệu (tiểu ra máu) hoặc protein niệu (nước tiểu có chất đạm) khi khám nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh nhân cũng có thể thấy lượng nước tiểu giảm đi và họ sẽ đi tiểu ít đi.
- Có một triệu chứng mà ít có ai bị suy thận thật sự gặp phải, đó là đau eo lưng. Chỉ có hai trường hợp liên quan tới thận mà có thể làm bệnh nhân bị đau eo lưng gần chỗ thận, đó là viêm thận do vi khuẩn và sạn thận.
Biến chứng
- Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất củathận. Thức ăn, thuốc… sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù). Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn…); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước… gây tăng huyết áp. Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.
Phòng và điều trị
- Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần điều trị tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.
- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
- Không uống nhiều rượu.
- Nên ăn uống các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả, uống nhiều SỮA DÊ. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng…
- Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết.
- Tập thể dục đều đặn
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi
- Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển
- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu…
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây suy kiệt chức năng thận, nên cách điều trị phải dựa vào từng trường hợp thích hợp. Nhưng nói chung thì người bệnh nhân thường được cho thuốc cao áp huyết, thuốc lợi tiểu nếu bị phù thủng, và thuốc hạ mỡ nếu bị mỡ cao. Ngoài ra, người bệnh nhân thường phải kiêng muối và kiêng những thức ăn có nhiều chất phospho hoặc potassium.
Tuy nhiên đừng để nước đến chân mới chạy, để mắc bệnh mới lo điều trị bằng thuốc và sử dụng thuốc trong thời gian dài điều trị thực sự có nhiều tác dụng phục khác không mong muốn cho sức khỏe người bệnh. Do đó ngay từ khi chưa mắc bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh suy thận, bạn hãy uống SỮA DÊ GAW để thanh lọc cơ thể, bài tiết độc tốt tích tụ trong cơ thể bấy lâu nay.
Theo tài liệu Nam Dược của Thần Y Tuệ Tĩnh cũng đó chứng minh Sữa Dê có tính ẤM “Ôn nhuận Bổ hư” rất tốt cho thận, sữa dê giúp lọc chất độc trong máu khi uống mỗi ngày giúp thân ngày càng khỏe, chức năng hoạt động tốt. Thận khỏe ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng sẽ khỏe mạnh, giúp tránh được rất nhiều bệnh tật khác như: mất ngủ, tiểu đêm, đau lưng,… đặc biệt cải thiện chứng năng sinh lý cực kỳ hiệu quả. Minh chứng rất nhiều khách hàng dùng SỮA DÊ GAW sau 1 tuần đã cảm thấy hiệu rõ rệt trong phục hồi chức năng thận, chức năng sinh lý được cải thiện đến không ngờ, từ đó nhiều khách hành đã đặt tên Sữa Dê GAW là “Sữa Bảo Vệ Hạnh Phúc Gia Đình” như là chứng nhân cho sự hiểu quả của Sữa Dê GAW mang lại.
NẾU BẠN CẦN ĐƯỢC TƯVẤN THÊM VỀ VẤN ĐỀ TRÊN – ĐỪNG NGẦN NGẠI MÀ HÃY LIÊN HỆ NHANH VỚI CHÚNG TÔI QUA:
☎️ HOTLINE: 1800 0035 hoặc ?: 0908773350
——————————————
? Địa chỉ:
HCM: 56 Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, Tp.HCM
HN: 102c3 TT Nam Đồng đường Đặng Văn Ngữ mới, Q. Đống Đa, Hà Nội
? Website: https://gmbfood.com.vn
Bình luận mới